Thứ Hai, 20 tháng 2, 2017

[Giải phẫu] Túi tinh và ống phóng tinh - Seminal vesicles and ejaculatory ducts

Túi tinh và ống phóng tinh
(Seminal vesicles and ejaculatory ducts)

Cấu trúc đại thể

Túi tinh là cặp cơ quan tiết dịch nằm ở vị trí phía sau bàng quang và tiền liệt tuyến. Túi tinh là phần phồng ra (outpouching) phía bên của ống dẫn tinh, khả năng chứa khoảng 3-4 ml và kích thước bình thường không bị tắc nghẽn là 5-7cm chiều dài và 1.5cm chiều rộng. Túi tinh là một ống đơn được cuộn cao (highly coiled), có dạng nhiều chỗ phồng ra (outpouching), kéo thẳng dài tầm 15cm. Túi tinh và ống dẫn tinh hợp lại tạo nên ống phóng tinh. Áo cơ trơn từ túi tinh và ống dẫn tinh kết hợp với vỏ của tuyến tiền liệt tại đáy của tuyến tiền liệt. Ống bài tiết của túi tinh nối vào ống dẫn tinh khi nó đi vào tuyến tiền liệt.
Ống phóng tinh được đặt ở ngã ba với ống dẫn tinh và túi tinh. Ống phóng tinh là cơ quan đôi, cuối cùng xả thông qua ụ núi (verumontanum) vào niệu đạo tiền liệt tuyến. Ống phóng tinh được chia thành ba khu vực giải phẫu, gồm có vùng ngoài tiền liệt tuyến (extraprostatic) hay đầu gần (proximal), vùng trong tiền liệt tuyến (intraprostatic) hay khu vực giữa (mid) và vùng đầu xa (distal region) - nối cạnh bên của ụ núi để đổ vào niệu đạo tuyến tiền liệt (Nguyen et al, 1996). Ngược lại với hai vùng trước, vùng đầu xa thứ ba không được bao quanh bới một lớp cơ bên ngoài và không tạo thành một cơ vòng giải phẫu tại lỗ ống phóng tinh ở ụ núi (Nguyen et al, 1996).

Cấu trúc vi thể

Túi tinh có biểu mô trụ (columnar epithelium) với các tế bào cốc (goblet cells). Ống túi tinh được bao quanh với một lớn mỏng tế bào cơ trơn, được bao bọc bởi một áo mạch lỏng lẻo. Bộ ba lớp chứa các ống của túi tinh bao gồm một lớp màng nhầy bên trong, lớp giữa collagen và lớp bên ngoài cơ tròn và cơ dọc. Lớp cơ chiếm 80% độ dày của thành túi tinh (Nguyen et al, 1996). Niêm mạc mỏng, gấp của túi tinh gồm có các tế bào không mao (nonciliated), giả tầng (pseudostratifed) vuông đơn (cuboidal) hoặc tế bào trụ (columnar). Ống phóng tinh có cấu trúc vi thể tương tự như túi tinh, nhưng không có cơ tròn ở lớp ngoài như ở túi tinh (Nguyen et al, 1996). Lớp biểu mô bên trong của ống phóng tinh được cấu tạo bởi tế bào trụ đơn (simple columnar) và tế bào trụ giả tầng (pseudostratifed columnar).

Động mạch cấp máu

Động mạch cấp máu đến túi tinh có nguồn gốc từ động mạch bàng quang trên (superior vesical artery), tách ra động mạch túi tinh - ống dẫn tinh (vesiculodeferential artery). Động mạch túi tinh - ống dẫn tinh cấp máu cho mặt trước của túi tinh ở gần đỉnh. Động mạch chậu trong (internal iliac artery) và động mạch bàng quang dưới (inferior vesical artery) cung cấp động mạch bổ sung cho túi tinh qua nhánh tiền liệt - túi tinh (prostatovesicular branch) (Clegg, 1955). 
Các biến thể của động mạch bao gồm nhánh tiền liệt - túi tinh có nguồn gốc từ động mạch thẹn (pudendal artery) hoặc động mạch bàng quang trên. Động mạch cấp máu cho ống phóng tinh phát sinh từ nhánh động mạch bàng quang dưới.

Dẫn lưu tĩnh mạch

Tĩnh mạch túi tinh đi theo động mạch cấp máu qua tĩnh mạch túi tinh - ống dẫn tinh (vesiculodeferential vein) và đám rối bàng quang dưới (inferior vesical plexus) đến đám rối tĩnh mạch chậu (pelvic venous plexus).

Bạch mạch

Dẫn lưu bạch mạch từ túi tinh đến hạch chậu trong (Mawhinney and Tarry, 1991).

Thần kinh

Phân bố thần kinh đối giao cảm túi tinh xuất phát từ đám rối chậu với hệ thống thần kinh giao cảm góp các sợi từ thần kinh hạ vị và thần kinh lưng cao (Kolbeck and Steers, 1993). Đám rối chậu phân bố cho ống phóng tinh.

Siêu âm qua trực tràng (Transrectal Ultrasonography)

Túi tinh có thể hiển thị bằng siêu âm qua trực tràng, bằng cách xác định phía sau của đáy tuyến tiền liệt. Túi tinh xuất hiện giảm âm so với tuyến tiền liệt và có hình lưỡi liềm (crescent-shaped), tạo thành cặp và đối xứng. Túi tinh bình thương kích thước 2cm rộng và 4.5 -5.5 cm dài. Họ có thể hiển thị định hướng theo chiều ngang trong mặt phẳng ngang. Mô mỡ giảm âm có thể nhìn thấy, chia tách túi tinh từ đáy của tuyến tiền liệt. Ống phóng tinh đôi khi có thể thấy bởi siêu âm qua trực tràng, và nó xuất hiện giảm âm khi vào phía sau tuyến tiền liệt.

Chụp cắt lớp vi tính - Computer Tomography

Cắt lớp vi tính có thể hiển thị túi tinh. Kích thước túi tinh trên CT là 3cm chiều dài và 1.5 cm chiều ngang. Không có sự thay đổi đáng kể chiều dài túi tinh theo tuổi tác. Tuy nhiên chiều rộng của túi tinh nhỏ hơn khi tuổi tăng thêm. Đám rối tĩnh mạch thẹn (pudendal venous plexus) có thể xác định qua CT như các chấm nhỏ tăng mật độ dọc theo mặt bên của túi tinh (Silverman et al, 1985).

Chụp cộng hưởng từ (MRI - Magnetic Resonance Imaging)

MRI của túi tinh bình thường chứng tỏ cường độ tín hiệu giống như bàng quang hoặc cơ trên ảnh T1. Túi tinh thể hiện tín hiệu cao hơn tổ chứng mỡ xung quanh ở ảnh T2 (King et al, 1989; Secaf et al, 1991).

Bùi Vin  - 21.2.2017



Thứ Sáu, 10 tháng 2, 2017

[Giải phẫu] Ống dẫn tinh - Vas deferens

Cấu trúc đại thể

Ống dẫn tinh (the vas deferens - ductus deferens), tiếp nối cực xa của đuôi mào tinh, có hình ống và phát triển từ ống trung thận (wolffan) trong thời kỳ bào thai. Ống dẫn tinh uốn khúc 2 tới 3cm khi nó rời khỏi mào tinh (ống dẫn tinh xoắn - convoluted vas deferens). Từ đuôi mào tinh đến kết thúc tại ống phóng tinh, ống dẫn tinh dài khoảng 30 tới 35cm. 
Ống dẫn tinh đi dọc sau thừng tinh (spermatic cord), phía sau các mạch máu. Ống dẫn tinh đi qua ống bẹn (inguinal canal) và đi vào khung chậu bên (pelvis lateral) để đến mạch thượng vị (epigatric vessels). Khi vào khung chậu, sau khi đi qua lỗ bẹn trong (internal inguinal ring), ống dẫn tinh tách ra khỏi mạch tinh hoàn (testicular vessels). Ống dẫn tinh cuối cùng đến đáy sau (posterior base) của tuyến tiền liệt sau khi đi qua giữa tới thành của khung chậu. Ống dẫn tinh được chia thành 5 khu vực khác nhau. Đầu tiên là đoạn mào tinh (epididymal segment) trong lớp tinh mạc (tunica vaginalis) - không có vỏ bọc. Thứ hai là đoạn trong bìu, đoạn thứ ba trong ống bẹn, thứ tư là đoạn sau phúc mạc và đoạn thứ năm là bóng (ampulla) của ống dẫn tinh (Lich et al,1978). Lòng của ống dẫn tinh trong khoảng 0.2 tới 0.7mm đường kính, tùy thuộc các đoạn. Đường kính ngoài của ống dẫn tinh trong khoảng 1.5 tới 2.7mm (Middleton et al, 2009).

Mô học vi thể

Một lớp vỏ ngoài bằng mô liên kết bao xung quanh ống dẫn tinh có chứa mạch máu và thần kinh nhỏ. Trong lớp mô liên kết này, các tế bào cơ trơn tạo thành thành dầy của ống dẫn tinh. Các tế bào cơ trơn được tổ chức như một lớp bên trong và ngoài theo chiều dọc, một lớp cơ tròn ở giữa, và môt lớp biểu mô dạng giả tầng (pseudostratifed columnar epithelial) với niêm mạc của nó gồm lông mao không chuyển động (nonmotile stereocilia) như lớp lót trong (Neaves, 1975; Paniagua et al, 1981). Chiều cao lớp tế bào biểu mô giảm dần suốt chiều dài của ống dẫn tinh từ tinh hoàn tới túi tinh (seminal vesicle).

Có ba loại tế bào trụ cao gầy, cũng như tế bào đáy (basal cells), bao gồm biểu mô giả tầng của ống dẫn tinh (Hoffer, 1976; Paniagua et al, 1981). Tế bào chính (principal cells), tế bào hình bút chì (pencil cells) và tế bào giàu ty lạp thể (mitochondria-rich cells) bao gồm các tế bào hình cột (culumnar cells) mở rộng từ nền biểu mô tới lòng ống. Các tế bào hình cột có hình dạng hạt nhân cuộn bất thường và có lông. Tại đầu gần của ống dẫn tinh, tế bào chính chiếm ưu thế. Đi về cuối ống dẫn tinh, nhiều tế bào hình bút chì và tế bào giàu ty thể có mặt. Lớp cơ của ống dẫn tinh giảm dần từ đầu gần đến đầu xa.

Động mạch cấp máu

Động mạch bàng quang trên tách ra nhánh động mạch ống dẫn tinh, cấp máu cho ống dẫn tinh (Sjostrand, 1965).

Dẫn lưu tĩnh mạch

Đoạn ống dẫn tinh bìu dẫn lưu qua tĩnh mạch ống dẫn tinh, chảy vào đám rối hình dây leo (pampiniform plexus). Ống dẫn tinh đoạn chậu dẫn máu vào đám rối chậu.

Dẫn lưu bạch mạch

Bạch mạch từ ống dẫn tinh đi đến hạch chậu ngoài và chậu trong.

Thần kinh

Ống dẫn tinh nhận phân bố thần kinh giao cảm và đối giao cảm (Sjostrand, 1965). Các dây giao cảm adrenergic đi thông qua thần kinh trước xương cùng (presacral nerve) từ thần kinh hạ vị (hyogastric nerve) (Batra and Lardner, 1976; McConnell et al, 1982). Cả ba lớp của ống dẫn tinh chứa các sợi adrenergic, nhưng mật độ lớn nhất của các sợi thần kinh tìm thấy ở lớp ngoài theo chiều dọc (McConnell et al, 1982). Các dạng khác của dẫn truyền thần kinh được xác đinh trong tế bào thần kinh như somatostatin, galanin, enkephalin, neuropeptide Y, peptide vận mạch ruột (vasoactive peptide) và nitric oxide. Chức năng của các chất dẫn truyền thần kinh trong ống dẫn tinh vẫn chưa được hiểu biết rõ (Dixon et al, 1998).

Chụp ống dẫn tinh (Vasogram)
Hình ảnh một phim Vasogram
1. ống dẫn tinh 2. túi tinh 3. niệu đạo tiền liệt tuyến 4. cản quang thoát.
Chụp ống dẫn tinh trước đây được coi là xét nghiệm X quang lựa chọn để đánh giá tiền liệt tuyến, ống phóng tinh và túi tinh ở nam giới vô sinh. Chụp vasogram đã được thay thế bằng siêu âm qua đầu dò trực tràng (transrectal ultrasonography) trong phần lớn trường hợp, và vasogram chỉ dùng kết hợp trong phẫu thuật phục hồi (reconstructive surgery) (Honig, 1994). 

Tóm tắt
  1. Đường kính trong của ống dẫn tinh là 0,2 - 0.7mm, phụ thuộc phân đoạn.
  2. Động mạch bàng quang trên chia nhánh động mạch ống dẫn tinh.
  3. Chụp ống dẫn tinh chỉ dùng phối hợp với phẫu thuật phục hồi.
Cambell 2016 - dịch 11.2.2017

Thứ Năm, 9 tháng 2, 2017

[Giải phẫu] Mào tinh hoàn - Epidydimis

Cấu trúc đại thể

Mào tinh hoàn là một ống hoặc ống nhỏ được gắn vào cạnh sau bên của tinh hoàn và tiếp xúc với tinh hoàn ở cực trên. Cực dưới của nó kết nối với tinh hoàn qua mô liên kết. Mào tinh hoàn có hình dấu phẩy, được cuộn chặt và được bao trong bao tinh mạc (tunica vaginalis) và dài 3 tới 4cm nếu kéo thẳng ra (Von Lanz and Neuhaeuser, 1964; Turner et al, 1978). Vách tạo thành bởi phần mở rộng của bao tinh mạc vào khoảng gian ống (interductal) chia ống vào các khu vực mô học đặc trưng (Kormano and Reijonen, 1976). Ba khu vực đặc trưng đó là đầu (caput), thân (corpus) và đuôi (cauda) của mào tinh. Tám đến mười hai ống nhỏ đi ra từ tinh hoàn chứa trong đầu mào tinh. Đầu mào tinh được kết nối với tinh hoàn qua các ống ly tâm. Ống cuộn (tạo nên mào tinh) được nối tiếp với ống dẫn tinh tại phần xa nhất đuôi mào tinh hoàn. Tiếp nối với tinh hoàn, ống này có hình dạng bất thường và tương đối lớn. Ống trở nên hẹp hơn và hội tụ gần điển nối với ống mào tinh. Đường kính của ống to hơn và trở nên bất thường về hình dạng ở đuôi mào tinh hoàn. Ống sau đó đi ra xa tạo lên ống dẫn tinh. Một thân nang ở cực trên của đầu mào tinh hoàn, có thể có cuống hoặc không, gọi là mấu phụ của mào tinh hoàn (appendix of the epididymis).

Mô học vi thể

Có hai loại tế báo chính ở mào tinh: tế bào chính (principal cells) và tế bào nền (basal cells) (Holstein, 1969; Vendrely, 1981). Từ đầu đến đuôi mào tinh, chiểu cao của biểu mô giảm dần, trong khi đường kính ống và lòng ông tăng. Có các vi lông (sterecocilia) mà ngắn dần từ đầu tới đuôi mào tinh. Ở đầu gần mào tinh, vi lông cao 120 µm và giảm xuống 50 µm ở đầu xa mào tinh, Tế bào chính chứa các hạt nhân kéo dài thường đang chia, và nó chứa một hoặc hai hạch nhân (nucleoli). Các tế bào chính có chức năng hấp thụ và bài tiết (absorptive and secretive), đỉnh của mỗi tế bào chứa nhiều hố bọc (coated pits), túi màng (membranous vesicles),các thân đa túi (multivesicular bodies), các túi vi nang (micropinocytic vesicles), và một bộ máy Golgi lớn (Vendrely and Dadoune, 1988). Có một số lượng lớn các tế bào chính trong biểu mô mào tinh hơn tế bào nền ở đó. Các tế bào nền được phân tán giữa các tế bào chính. Tế bào nền có dạng giọt nước, được đặt trên màng đáy và dài 25µm khi hướng về phía lòng ống. Trái ngược với hình thái tế bào chính, thay đổi qua các đoạn mào tinh, hình dạng tế bào đáy tương đối nhất quán dọc mào tinh. Các tế bào nền được cho là có nguồn gốc từ đại thực bào và là tiền thân của tế bào chính. 
Có sự hợp lý giữa các biến đổi trong bản chất tế bào biểu mô mào tinh hoàn, phụ thuộc vào khu vực. Có sự dịch chuyển rõ từ thấp đến cao biểu mô hình lập phương (cuboidal) nơi mà lưới tinh hoàn (rete testis) và ống ly tâm gặp nhau. Ống ly tâm chứa các tế bào có lông (ciliated) và không lông (nonciliated) và biểu mô xuất hiện không đồng đều (Holstein, 1969). Biểu mô của đầu gần ống ly tâm chủ yếu bao gồm tế bào không lông với chỏm kéo dài (extending apices) được cho là của chức năng bài tiết. Các tế bào có lông hướng  dẫn các tế bào tinh trùng từ ống ly tâm đến mào tinh, và chúng được phân tán khắp biểu mô (Vendrely, 1981). Phức hợp nối ghép tế bào có lông và tế bào không lông với nhau tại chỏm của chúng, cho thấy một rào cản máu - mào tinh hoàn (bloodepididymis barier) (Suzuki and Nagano, 1978; Turner, 1979; Hoffer and Hinton, 1984). 
Tại ống ly tâm, đầu gần thân tinh hoàn (corpus), và đầu xa đuôi tinh hoàn (caput) có các tế bào co (contractile cells) xung quan ống trong mô đệm, lớp hai-đến-bốn tế bào sâu (Baumgarten et al, 1971). Các điểm giao kết nối các tế bào co lại với nhau và mỗi tế bào chứa các sợi vi cơ (myoflaments). Những tế bào này lớn hơn và xuất hiện như tế bào cơ trơn mỏng tại vùng thân & đuôi mào tinh hoàn, nơi có ít kết nối nội bào. Tế bào cơ trơn dầy được tìm thấy ở đuôi mào tinh và được tổ chức trong ba lớp: các tế bào được định hướng theo chiều dọc trong hai lớp ngoài và một định hướng tròn trong lớp trung tâm. Độ dày của lớp co ở ngoại vi tăng dần khi nó tạo thành ống dẫn tinh.

Động mạch cấp máu

Một nhánh của động mạch tinh hoàn cấp máu đầu và thân mào tinh. Nhánh động mạch này sau đó tiếp tục phân chia để cấp máu cho các nhánh mào tinh trên và dưới (superior and inferior epididymal) (Macmillan, 1954). Động mạch ống dẫn tinh cũng cấp mạch máu đến mào tinh, cấp máu cho đuôi mào tinh. Giống như tinh hoàn, động mạch ống dẫn tinh và động mạch cơ bìu cũng cấp máu cho mào tinh và có thể bù đắp khi thắt động mạch tinh hoàn. Bao liên kết tạo thành vách trong mào tinh là các điểm vào của động mạch cấp máu vào trong mào tinh. Cuộn mạch cuối cùng thẳng để tạo thành giường vi mạch trong mào tinh (Kormano and Reijonen, 1976). Mật độ của vi mào mạch giảm dần dần, với phần đầu chứa mật độ cao nhất và các đoạn xa hơn chứa vi mao mạch ít hơn (Clavert et al, 1981).

Dẫn lưu tĩnh mạch

Thân và đuôi mào tinh có tĩnh mạch dẫn lưu riêng qua tĩnh mạch rìa của Haberer (vena marginalis of Haberer), dẫn lưu vào đám rối hình dây leo qua tĩnh mạch rìa tinh hoàn (vena marginalis testis), hoặc qua tĩnh mạch ống dẫn tinh hoặc tĩnh mạch cơ bìu (Macmillan, 1954).

Mạch bạch huyết
Tương tự như tinh hoàn, đầu và thân mào tinh có bạch huyết thông qua các kênh đi cùng với tĩnh mạch tinh trong, dẫn lưu về các hạch trước động mạch chủ (preaortic nodes). Các kênh bạch huyết từ đuôi mào tinh nối chúng rời ống dẫn tinh, dẫn lưu cuối cùng vào hạch chậu ngoài (external iliac nodes).

Thần kinh

Phần trên của đám rối hạ vị và đám rối chậu tạo nên các dây thần kinh tinh giữa và tinh dưới, tương ứng, phân bố đến mào tinh hoàn (Mitchell, 1935). Sợi từ hệ thần kinh giao cảm phân bố thưa thớt ở phần gần mào tinh cũng như ống ly tâm (ductuli efferentes) (Baumgarten and Holstein, 1967; Baumgarten et al, 1971). Những sợi tạo thành đám rối cạnh ống (peritubular plexus) tiếp giáp với các mạch máu. Thân mào tinh bao gồm các sợi thần kinh thưa thớt, và mật độ của sợi thần kinh tăng dần khi tiến đến đuôi mào tinh. Mật độ của sợi bắt đầu tằng tại giữa thân mào tình tinh và tăng dần các sợi liên quan với sự gia tăng liên tục của tế bào cơ trơn (Baumgarten et al, 1971).

Siêu âm
Đầu mào tinh hoàn tăng âm và ở bên Phải so với tinh hoàn trong hình.

Mào tinh hoàn có thể thấy qua siêu âm ở vị trí sau bên của tinh hoàn. Mào tinh xuất hiện dưới dạng tăng âm hoặc đồng âm với tinh hoàn (Spirnak and Resnick, 2002). So với tinh hoàn, đầu mào tinh thường đồng âm, thân mào tinh tăng âm, và ống dẫn tinh trống âm (Puttemans et al, 2006). Mào tinh thường đồng nhất, với âm vang xác định rõ xung quanh mào tinh mà đại diện cho lớp niêm mạc bề mặt (Black and Patel, 1996). Bằng cách đo trên siêu âm, kích thước đầu mào tinh bình thường giữa 10mm và 12mm và thân mào tinh bình thường giữa khoảng 2mm và 5mm (Pezzella et al, 2013). Trong 98% nam giới, đầu mào tinh ở trên cực trên của tinh hoàn. Thân mào tinh ở sau thân tinh hoàn ở 6% nam giới. Mào tinh bị đảo ngược với đầu mào tinh thấp hơn cực dưới của tinh hoàn trong 2.4% nam giới (Puttemans et al, 2006). Mấu phụ tinh hoàn có thể phát hiện như một cấu trúc đồng âm gắn vào đầu mào tinh (Black and Patel, 1996). Dòng mạch được phát hiện với xung Doppler và Doppler màu ở tất cả các vùng của mào tinh. Các chỉ số trở kháng (resistive index) trong suốt mào tinh bình thường xấp xỉ 0.55 (Keener et al, 1997).

Cambell - dịch 10.2.2017


Thứ Tư, 8 tháng 2, 2017

[Giải phẫu] Tinh hoàn - Testis

Cấu trúc đại thể

Tinh hoàn là một cơ quan đôi ở trong bìu, bao gồm hai chức năng sinh sản và nội tiết. Thường tinh hoàn Phải thấp hơn so với tinh hoàn Trái trong khoảng 85%. Kích thước của tinh hoàn bình thường gồm dài 4-5cm, rộng 3cm và cao 2.5cm, thể tích bình thường từ 15 tới 25 mL. Tinh hoàn có hình trứng với màu trắng (Prader, 1996; Tishler, 1971). 
Có một phần nhỏ (có cuống hoặc không) ở cực trên tinh hoàn gọi là mấu phụ tinh hoàn. Tinh hoàn được bao bởi một vỏ cứng, bao gồm từ ngoài vào trong: lớp phúc mạc tạng (visceral tunica vaginalis), lớp bao trắng (the tunica albuginea), và lớp bao mạch (the tunica vasculosa), trước khi đến nhu mô tinh hoàn. Lớp bao trắng bao gồm các tế bào cơ trơn xuyên qua mô collagen (Langford và Heller, 1973). Người ta tin rằng các tế bào cơ trơn cung cấp cho vỏ tinh hoàn một số khả năng co rút và có thể tác động dòng chảy động mạch trong tinh hoàn. Nó cũng có thể thúc đẩy dòng chảy của dịch ống sinh tinh trên đường ra của tinh hoàn (Schweitzer, 1929; Rikmaru và Shirai, 1972; Davis and Horowitz, 1978). Sự gắn của mào tinh trên cạnh sau bên của tinh hoàn.

Mô học vi thể

Vỏ trắng tinh hoàn chia vào trong tinh hoàn tạo thành trung thất (mediastinum - trung tâm) tinh hoàn, nơi các mạch lớn và các ống dẫn đi qua vỏ tinh hoàn. Trung thất tinh hoàn gửi các vách dính với mặc trong của bao trắng tạo thành 200-300 tiểu thùy hình nón, mỗi tiểu thùy chứa một hoặc nhiều ống sinh tinh xoắn. Mỗi ống bao gồn một động mạch ly tâm (centrifugal?). Ống sinh tinh cuộn và dài, với cả hai đầu thường kết thúc trong mạng lưới của tinh hoàn. Ống sinh tinh chứa các tế bào mầm và các tế bào hỗ trợ bao gồm tế bào Sertoli, fibrocytes và tế bào Myoid của màng nền. Mỗi ống sinh tinh có hình chữ U, nhưng nếu một ống sinh tinh đã được kéo dài từ hình thức cuốn lại của nó sẽ dài gần 1m. Mỗi ống sinh tinh trong tinh hoàn bình thường chứa các tế bào mầm phát triển. Các tế bào Leydig sản xuất Testosterone được phân tán trong mô đệm xung quanh ống sinh tinh. Mô kẽ bao gồm các tế bào Leydig, tế bào mast, đại thực bào, thần kinh, mạch máu và mạch bạch huyết. Mô kẽ chiếm 20-30% thể tích tinh hoàn (Setchell and Brooks, 1988). 


Tế bào Sertoli đi theo các ống sinh tinh và nằm ở trên màng nền. Đặc tính của tế bào Sertoli bao gồm chỉ số phân bào thấp, nucleli nổi bật và nhân với hình dạng bất thường. Có liên kết chặt chẽ giữa các tế bào Sertoli giúp chia không gian ống sinh tinh thành khoảng ống sinh tinh (adluminal) và khoảng nền. Các ống sinh tinh thẳng ra và trở thành ống thẳng (tubili recti) về phía đỉnh của mỗi ống, nơi những ống này nhập vào trung thất tinh hoàn và tiếp nối với mạng lưới của các ống phủ bởi biểu mô lát đơn, gọi là mạng lưới tinh hoàn (rete testis), có 12-20 ống nhỏ li tâm mà tiếp nối vào trong đầu mào tinh. Ở điểm này, các ống ly tâm này cuốn lại, to ra, tạo thành tiểu thùy hình nón. Mỗi ống nhỏ sản xuất một ống dẫn chảy vào trong một ống mào tinh duy nhất. Ống mào tinh dài khoảng 6m nếu nó được kéo thẳng, Nó cuốn tròn trong mào tinh để hình thành thân và đuôi mào tinh. Tất cả đều được bọc bởi một vỏ xơ.  Ống trở nên dày và thẳng tạo nên ống dẫn tinh khi nó đi đến đuôi của mào tinh.

Động mạch cấp máu

Có 3 động mạch cấp máu cho tinh hoàn: động mạch tinh hoàn (động mạch tinh trong), động mạch ống dẫn tinh và động mạch cơ bìu (động mạch tinh ngoài) (Harrison and Barclay, 1948). Động mạch tinh hoàn là động mạch chính cấp máu cho tinh hoàn và kích thước của nó lớn hơn của động mạch ống dẫn tinh và động mạch cơ bìu cộng lại (Raman and Goldstein, 2004). Động mạch tinh hoàn tách ra từ động mạch chủ bụng, đi xuống trong lớp giữa sau phúc mạc để vào lỗ bẹn trong. Từ nguyên ủy, nó vắt qua cơ thắt lưng và niệu quản đi đến lỗ bẹn trong vào thừng tinh. Khi động mạch tinh hoàn xuống phía tinh hoàn, nó chia nhánh thành một động mạch tinh hoàn trong và một động mạch tinh hoàn trên và vào một động mạch chính đến đầu mào tinh hoàn. Có thể có sự thay đổi ở mức độ phân nhánh, đã được thấy xảy ra trong ống bẹn ở 31% tới 88% các trường hợp (Beck et al, 1992; Jarow et al, 1992). Trong 56% các ca, một động mạch đơn đi vào tinh hoàn, 31%, có 2 nhánh và 13% có từ ba nhánh trở lên  (Kormano and Suoranta, 1971).
Tiếp nối động mạch xảy ra ở đầu của mào tinh, cho phép cung cấp nhiều máu giữa tinh hoàn và động mạch chính (capital arteries). Tại đuôi của mào tinh, tiếp nối động mạch đươc hình thành giữa động mạch tinh hoàn, động mạch mào tinh hoàn, động mạch cơ bìu và động mạch ống dẫn tinh. Động mạch tinh hoàn đi vào trung thất tinh hoàn và cấp máu cho màng mạch ở phần trước cực trên tinh hoàn và phía trước, giữa và bên cực dưới của tinh hoàn. Do đó, cẩn thận không để mất mạch tinh hoàn bằng cách khâu kéo qua cực dưới, cũng như thực hiện sinh thiết tinh hoàn ở mặt giữa hoặc mặt bên của phần trên để giảm thiểu nguy cơ tổn thương mạch máu. Phần giữa của tinh hoàn có ít mạch hơn cực trên hay cực dưới.
Động mạch ống dẫn tinh xuất phát từ động mạch chậu chung hoặc từ động mạch bàng quang trên. Động mạch cơ bìu xuất phát từ động mạch thượng vị dưới và cấp máu chính cho màng trắng, nhưng nó cũng có những nhánh cho tinh hoàn. Các động mạch ly tâm là những động mạch riêng cấp máu cho các ống sinh tinh, vượt qua các vách có chứa ống sinh tinh và chia nhánh thành các động mạch mà cuối cùng thành mao mạch liên ống (intertubular) và quanh ống (peritubular) (Muller, 1957). Mặc dù trong trường hợp thắt động mạch tinh hoàn, động mạch ống dẫn tinh và cơ bìu có khả năng cấp đầy đủ máu cho tinh hoàn, teo và/hoặc vô tinh (azoospermia) được báo cáo từ thắt động mạch tinh ở người lớn và trẻ em. Nam giới trải qua thắt ống dẫn tinh cần chú ý trong việc bảo tồn động mạch tinh hoàn trong phẫu thuật ở tương lai như mổ thắt tĩnh mạch tinh giãn bởi vì nguy cơ đã có tổn thương tại thời điểm thắt ống dẫn tinh (Lee et al, 2007).

Dẫn lưu tĩnh mạch

Không giống như hầu hết các mô hình tĩnh mạch khác trong cơ thể người, tĩnh mạch trong tinh hoàn không đi cùng động mạch tương ứng. Những tĩnh mạch nhu mô nhỏ hoặc chảy vào một nhóm các tĩnh mạch gần trung thất tinh hoàn, hoặc đổ vào các tĩnh mạch trên bề mặt của tinh hoàn (Setchell and Brooks, 1988). Có hai nhóm các tĩnh mạch thông nối với nhau và các tĩnh mạch ống dẫn tĩnh tạo thành đám rối hình dây leo (pampiniform). Đám rối hình dây leo là mạng lưới các tĩnh mạch tinh hoàn thông nối nhau khi nó đi lên quanh động mạch tinh hoàn. Điều này cho phép trao đổi nhiệt đối lưu làm mát dòng máu trong động mạch tinh hoàn. Cuối cùng, các tĩnh mạch nối với nhau tạo thành hai hoặc ba tĩnh mạch tại ống bẹn, và tạo thành một mạch đi lên đổ vào tĩnh mạch chủ ở bên Phải và đổ vào tĩnh mạch thận ở bên Trái. Có thể có sự biến đổi nơi các tĩnh mạch tinh hoàn có thể thông nối với tĩnh mạch thẹn ngoài, tĩnh mạch cơ bìu và tĩnh mạch ống dẫn tinh, điều đó có thể cho phép giãn tĩnh mạch tinh đã thắt bị tái phát lại.

Dẫn lưu bạch huyết
Các kênh bạch huyết từ tinh hoàn chảy vào các hạch bạch huyết cận -động mạch chủ (para-aortic) và gian động tĩnh mạch chủ (interaortocaval). Các kênh bạch huyết đi lên trong thừng tinh sau khi rời khỏi tinh hoàn (Hundeiker, 1969).

Chi phối thần kinh

Phân bố thần kinh tự chủ cho tinh hoàn và mào tinh phát sinh tại thận và đám rối động mạch chủ và đi theo các mạch sinh dục. Đó là phân bố thần kinh tự động, cũng như tinh hoàn không có phân bố thần kinh tự trị nào cả (Mitchell, 1935). Đám rối thần kinh chậu, liên quan đến ống dẫn tinh, cung cấp thêm thần kinh sinh dục hướng tâm và ly tâm (Rauchenwald et al, 1995). Ba cấu trúc giải phẫu khác nhau của thần kinh được ohaan lập trong thừng tinh, và được cho có đóng góp chính ở nam giới với đau tinh hoàn mãn tính. Chúng bao gồm một phức hợp quanh ống dẫn tinh (perivasal), phức hợp phía sau và xung quanh động mạch/ u mỡ, và phức hợp cơ bìu (Parekattil et al, 2013). 
Một số thần kinh hướng tâm và ly tâm băng qua đám rối chậu đối bên (Taguchi et al, 1999). Điều này có thể giải thích cho bệnh lý trong một tinh hoàn có ảnh hưởng đến chức năng của tinh hoàn bên đối diện, đã được báo cáo với varicoceles và các khối u tinh hoàn. Các nhánh sinh dục của thần kinh sinh dục đùi cung cấp cảm giác chủ yếu cho vách, phúc mạng tạng và phủ bìu. Nững dây thần kinh phân nhánh trong bao trắng, nhưng không đi vào các ống sinh tinh. Các dây thần kinh không có mặt trong ống sinh tinh.

Hàng rào máu - tinh hoàn

Dịch đi từ ông sinh tinh, thoát khỏi tinh hoàn được phát hiện có tinh chất: các thành phần của dịch khác so với huyết tương hoặc bạch huyết. Điều này gợi ý các hợp chất không tự do khuếch tự do đến và đi từ các ống sinh tinh, chỉ ra rằng tồn tại một rào cản, gọi là hàng rào máu - tinh hoàn (Setchell and Waites, 1975). Có sự nối liền cực kỳ mạnh mẽ, chặt chẽ giữa các tế bào Sertoli, cung cấp một hàng rào nội bào cho phép sinh tinh ở một vị trí đặc quyền miễn dịch. Đây chính là hàng rào máu - tinh hoàn (Ewing et al, 1980). Điều này giải thích cho các thành phần giải phẫu của hàng rào máu - tinh hoàn.

Siêu âm

Siêu âm là phương tiện hình ảnh chính dùng để đánh giá bìu và nội dung của nó. SA dùng đầu dò tần số cáo (7.5-10 MHz), kỹ thuật thời gian thực, cũng như màu dùng chảy và sức mạnh của Doppler. Bệnh nhân được đặt ở tư thể nằm ngửa và một chút gel được dùng với đầu dò trên da bìu. Thành bìu bình thường 3-4mm dầy và giảm âm. Một khu vực không phản xạ giữa âm thành bìu và tinh hoàn thường thấy, đại diện cho một lượng nhỏ dịch sinh lý giữa các lớp của màng tinh hoàn. Trung thất tinh hoàn được thấy phía sau như một dải âm song song với mào tinh. Nó có thể biến đổi độ dài và độ dày phụ thuốc vào sinh lý từng cá nhân  (Dogra et al, 2003). Âm vang của tinh hoàn bình thường là đều, thống nhất với một mô hình âm  mức - trung bình. Siêu âm, tinh hoàn mình thường khoảng 5x3x2 cm (Dogra et al, 2001). Siêu âm Doppler màu có thể pháp hiện tĩnh mạch tinh hoàn ở đa số bệnh nhân (Spirnak and Resnick, 2002). Dạng sóng từ động mạch tinh trong và động mạch vỏ tinh hoàn chứng minh mô hình trở kháng thấp với mức độ cao của dòng tâm trương. Điều này thể hiện sự kháng lực mạch máu yếu của tinh hoàn. Các động mạch trên tinh hoafncungx phát hiện trên siêu âm và hiển thị dạng sóng trở kháng thấp từ động mạch tinh hoàn, động mạch ống dẫn tinh và động mạch cơ bìu (Middleton et al, 1989)

Cambell 2016 - dịch 9.2.2017