Thứ Năm, 9 tháng 2, 2017

[Giải phẫu] Mào tinh hoàn - Epidydimis

Cấu trúc đại thể

Mào tinh hoàn là một ống hoặc ống nhỏ được gắn vào cạnh sau bên của tinh hoàn và tiếp xúc với tinh hoàn ở cực trên. Cực dưới của nó kết nối với tinh hoàn qua mô liên kết. Mào tinh hoàn có hình dấu phẩy, được cuộn chặt và được bao trong bao tinh mạc (tunica vaginalis) và dài 3 tới 4cm nếu kéo thẳng ra (Von Lanz and Neuhaeuser, 1964; Turner et al, 1978). Vách tạo thành bởi phần mở rộng của bao tinh mạc vào khoảng gian ống (interductal) chia ống vào các khu vực mô học đặc trưng (Kormano and Reijonen, 1976). Ba khu vực đặc trưng đó là đầu (caput), thân (corpus) và đuôi (cauda) của mào tinh. Tám đến mười hai ống nhỏ đi ra từ tinh hoàn chứa trong đầu mào tinh. Đầu mào tinh được kết nối với tinh hoàn qua các ống ly tâm. Ống cuộn (tạo nên mào tinh) được nối tiếp với ống dẫn tinh tại phần xa nhất đuôi mào tinh hoàn. Tiếp nối với tinh hoàn, ống này có hình dạng bất thường và tương đối lớn. Ống trở nên hẹp hơn và hội tụ gần điển nối với ống mào tinh. Đường kính của ống to hơn và trở nên bất thường về hình dạng ở đuôi mào tinh hoàn. Ống sau đó đi ra xa tạo lên ống dẫn tinh. Một thân nang ở cực trên của đầu mào tinh hoàn, có thể có cuống hoặc không, gọi là mấu phụ của mào tinh hoàn (appendix of the epididymis).

Mô học vi thể

Có hai loại tế báo chính ở mào tinh: tế bào chính (principal cells) và tế bào nền (basal cells) (Holstein, 1969; Vendrely, 1981). Từ đầu đến đuôi mào tinh, chiểu cao của biểu mô giảm dần, trong khi đường kính ống và lòng ông tăng. Có các vi lông (sterecocilia) mà ngắn dần từ đầu tới đuôi mào tinh. Ở đầu gần mào tinh, vi lông cao 120 µm và giảm xuống 50 µm ở đầu xa mào tinh, Tế bào chính chứa các hạt nhân kéo dài thường đang chia, và nó chứa một hoặc hai hạch nhân (nucleoli). Các tế bào chính có chức năng hấp thụ và bài tiết (absorptive and secretive), đỉnh của mỗi tế bào chứa nhiều hố bọc (coated pits), túi màng (membranous vesicles),các thân đa túi (multivesicular bodies), các túi vi nang (micropinocytic vesicles), và một bộ máy Golgi lớn (Vendrely and Dadoune, 1988). Có một số lượng lớn các tế bào chính trong biểu mô mào tinh hơn tế bào nền ở đó. Các tế bào nền được phân tán giữa các tế bào chính. Tế bào nền có dạng giọt nước, được đặt trên màng đáy và dài 25µm khi hướng về phía lòng ống. Trái ngược với hình thái tế bào chính, thay đổi qua các đoạn mào tinh, hình dạng tế bào đáy tương đối nhất quán dọc mào tinh. Các tế bào nền được cho là có nguồn gốc từ đại thực bào và là tiền thân của tế bào chính. 
Có sự hợp lý giữa các biến đổi trong bản chất tế bào biểu mô mào tinh hoàn, phụ thuộc vào khu vực. Có sự dịch chuyển rõ từ thấp đến cao biểu mô hình lập phương (cuboidal) nơi mà lưới tinh hoàn (rete testis) và ống ly tâm gặp nhau. Ống ly tâm chứa các tế bào có lông (ciliated) và không lông (nonciliated) và biểu mô xuất hiện không đồng đều (Holstein, 1969). Biểu mô của đầu gần ống ly tâm chủ yếu bao gồm tế bào không lông với chỏm kéo dài (extending apices) được cho là của chức năng bài tiết. Các tế bào có lông hướng  dẫn các tế bào tinh trùng từ ống ly tâm đến mào tinh, và chúng được phân tán khắp biểu mô (Vendrely, 1981). Phức hợp nối ghép tế bào có lông và tế bào không lông với nhau tại chỏm của chúng, cho thấy một rào cản máu - mào tinh hoàn (bloodepididymis barier) (Suzuki and Nagano, 1978; Turner, 1979; Hoffer and Hinton, 1984). 
Tại ống ly tâm, đầu gần thân tinh hoàn (corpus), và đầu xa đuôi tinh hoàn (caput) có các tế bào co (contractile cells) xung quan ống trong mô đệm, lớp hai-đến-bốn tế bào sâu (Baumgarten et al, 1971). Các điểm giao kết nối các tế bào co lại với nhau và mỗi tế bào chứa các sợi vi cơ (myoflaments). Những tế bào này lớn hơn và xuất hiện như tế bào cơ trơn mỏng tại vùng thân & đuôi mào tinh hoàn, nơi có ít kết nối nội bào. Tế bào cơ trơn dầy được tìm thấy ở đuôi mào tinh và được tổ chức trong ba lớp: các tế bào được định hướng theo chiều dọc trong hai lớp ngoài và một định hướng tròn trong lớp trung tâm. Độ dày của lớp co ở ngoại vi tăng dần khi nó tạo thành ống dẫn tinh.

Động mạch cấp máu

Một nhánh của động mạch tinh hoàn cấp máu đầu và thân mào tinh. Nhánh động mạch này sau đó tiếp tục phân chia để cấp máu cho các nhánh mào tinh trên và dưới (superior and inferior epididymal) (Macmillan, 1954). Động mạch ống dẫn tinh cũng cấp mạch máu đến mào tinh, cấp máu cho đuôi mào tinh. Giống như tinh hoàn, động mạch ống dẫn tinh và động mạch cơ bìu cũng cấp máu cho mào tinh và có thể bù đắp khi thắt động mạch tinh hoàn. Bao liên kết tạo thành vách trong mào tinh là các điểm vào của động mạch cấp máu vào trong mào tinh. Cuộn mạch cuối cùng thẳng để tạo thành giường vi mạch trong mào tinh (Kormano and Reijonen, 1976). Mật độ của vi mào mạch giảm dần dần, với phần đầu chứa mật độ cao nhất và các đoạn xa hơn chứa vi mao mạch ít hơn (Clavert et al, 1981).

Dẫn lưu tĩnh mạch

Thân và đuôi mào tinh có tĩnh mạch dẫn lưu riêng qua tĩnh mạch rìa của Haberer (vena marginalis of Haberer), dẫn lưu vào đám rối hình dây leo qua tĩnh mạch rìa tinh hoàn (vena marginalis testis), hoặc qua tĩnh mạch ống dẫn tinh hoặc tĩnh mạch cơ bìu (Macmillan, 1954).

Mạch bạch huyết
Tương tự như tinh hoàn, đầu và thân mào tinh có bạch huyết thông qua các kênh đi cùng với tĩnh mạch tinh trong, dẫn lưu về các hạch trước động mạch chủ (preaortic nodes). Các kênh bạch huyết từ đuôi mào tinh nối chúng rời ống dẫn tinh, dẫn lưu cuối cùng vào hạch chậu ngoài (external iliac nodes).

Thần kinh

Phần trên của đám rối hạ vị và đám rối chậu tạo nên các dây thần kinh tinh giữa và tinh dưới, tương ứng, phân bố đến mào tinh hoàn (Mitchell, 1935). Sợi từ hệ thần kinh giao cảm phân bố thưa thớt ở phần gần mào tinh cũng như ống ly tâm (ductuli efferentes) (Baumgarten and Holstein, 1967; Baumgarten et al, 1971). Những sợi tạo thành đám rối cạnh ống (peritubular plexus) tiếp giáp với các mạch máu. Thân mào tinh bao gồm các sợi thần kinh thưa thớt, và mật độ của sợi thần kinh tăng dần khi tiến đến đuôi mào tinh. Mật độ của sợi bắt đầu tằng tại giữa thân mào tình tinh và tăng dần các sợi liên quan với sự gia tăng liên tục của tế bào cơ trơn (Baumgarten et al, 1971).

Siêu âm
Đầu mào tinh hoàn tăng âm và ở bên Phải so với tinh hoàn trong hình.

Mào tinh hoàn có thể thấy qua siêu âm ở vị trí sau bên của tinh hoàn. Mào tinh xuất hiện dưới dạng tăng âm hoặc đồng âm với tinh hoàn (Spirnak and Resnick, 2002). So với tinh hoàn, đầu mào tinh thường đồng âm, thân mào tinh tăng âm, và ống dẫn tinh trống âm (Puttemans et al, 2006). Mào tinh thường đồng nhất, với âm vang xác định rõ xung quanh mào tinh mà đại diện cho lớp niêm mạc bề mặt (Black and Patel, 1996). Bằng cách đo trên siêu âm, kích thước đầu mào tinh bình thường giữa 10mm và 12mm và thân mào tinh bình thường giữa khoảng 2mm và 5mm (Pezzella et al, 2013). Trong 98% nam giới, đầu mào tinh ở trên cực trên của tinh hoàn. Thân mào tinh ở sau thân tinh hoàn ở 6% nam giới. Mào tinh bị đảo ngược với đầu mào tinh thấp hơn cực dưới của tinh hoàn trong 2.4% nam giới (Puttemans et al, 2006). Mấu phụ tinh hoàn có thể phát hiện như một cấu trúc đồng âm gắn vào đầu mào tinh (Black and Patel, 1996). Dòng mạch được phát hiện với xung Doppler và Doppler màu ở tất cả các vùng của mào tinh. Các chỉ số trở kháng (resistive index) trong suốt mào tinh bình thường xấp xỉ 0.55 (Keener et al, 1997).

Cambell - dịch 10.2.2017


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét